TSMC đang sản xuất chip cho các đối thủ của Intel, trong đó có Nvidia.
CEO Pat Gelsinger bất ngờ từ chức trong bối cảnh Intel đang gặp nhiều khó khăn trên thị trường chip (Ảnh: Getty).
Mặc dù Gelsinger đã liên tục cam đoan với các nhà đầu tư về việc kế hoạch phục hồi Intel đang đi đúng hướng, nhưng việc ông từ chức cũng sẽ phần nào làm ảnh hưởng đến niềm tin của các nhà đầu tư của Intel.
"Mặc dù chúng tôi đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc lấy lại năng lực cạnh tranh về sản xuất và xây dựng năng lực để trở thành một hãng đúc chip đẳng cấp thế giới, chúng tôi biết rằng Intel vẫn còn nhiều việc phải làm và cam kết khôi phục niềm tin từ các nhà đầu tư", Frank Yeary, Chủ tịch độc lập của hội đồng quản trị Intel, cho biết trong một thông cáo đưa ra sau khi Pat Gelsinger từ chức.
Giá trị cổ phiếu của Intel đã tăng thêm 5% sau khi thông tin Pat Gelsinger từ chức được đưa ra. Cổ phiếu của công ty này đã mất hơn một nửa giá trị trong năm 2024 và vào tháng trước, Intel đã bị đưa ra khỏi danh sách 30 công ty lớn và ổn định nhất trên thị trường chứng khoán Mỹ.
Pat Gelsinger sinh năm 1961 tại bang Pennsylvania, Mỹ. Ông có bằng cử nhân Kỹ thuật điện tại Đại học Santa Clara, trước khi nhận bằng thạc sĩ Kỹ thuật điện tại Đại học Stanford và sau đó là bằng thạc sĩ Quản trị Kinh doanh cũng tại trường này.
Pat Gelsinger bắt đầu sự nghiệp tại Intel khi gia nhập công ty vào năm 1979. Ông từng đảm nhiệm chức Giám đốc công nghệ tại Intel từ năm 2000 đến 2005, trước khi được bổ nhiệm làm Phó chủ tịch Cao cấp.
Tuy nhiên, Pat Gelsinger sau đó rời khỏi Intel vào năm 2009, chuyển sang giữ chức Chủ tịch tập đoàn máy tính EMC, sau đó chuyển sang làm CEO tại hãng phần mềm VMware từ năm 2012 đến 2021.
Pat Gelsinger quay trở lại làm CEO của hãng chip Intel từ tháng 2/2021 cho đến khi từ chức.
Sau khi Pat Gelsinger từ chức, quyền điều hành Intel sẽ tạm trao lại cho Giám đốc tài chính (CFO) David Zinsner và Giám đốc điều hành (COO) Michelle Johnston Holthaus. Intel đang tích cực tìm kiếm một người có thể gắn bó lâu dài để nắm quyền điều hành và vượt qua các khó khăn hiện tại của công ty.
" alt=""/>CEO hãng chip Intel bất ngờ từ chứcTừ khi học lớp 9, Đặng Đình Tiến Đạt đã được ba mẹ định hướng cho học công nghệ thông tin để trang bị kiến thức phục vụ bản thân trong học tập và công việc sau này dù theo đuổi ngành nghề nào.
Mẹ của Đạt, chị Đào Thị Triều Hương nhớ lại, ngay khi hay tin Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia vào ngày 3/6/2020, người mẹ đã nhận thức được đây là quá trình thay đổi toàn diện dựa trên các công nghệ số. Chị quyết định cho con tìm hiểu công nghệ tin học sâu hơn so với chương trình học phổ thông vì tin những kiến thức này sẽ được con vận dụng tốt vào việc học hiện tại cũng như sau này.
Làng gốm Thanh Hà nằm ngay bên bờ sông Thu Bồn, thuộc địa bàn phường Thanh Hà, cách khu phố cổ Hội An hơn 3km về hướng Tây. Sử cũ kể rằng, đầu thế kỷ 16, các cư dân từ vùng Thanh Hóa di cư vào xứ Quảng mang theo nghề gốm dựng làng, xây lò, sản xuất những mặt hàng gốm gia dụng như nồi, bát, đĩa, ấm chén phục vụ cả một khu vực miền Trung Trung Bộ rộng lớn.
![]() |
"Nghề gốm Thanh Hà", phường Thanh Hà, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam vừa được Bộ VHTTDL đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. |
Gốm Thanh Hà thịnh vượng nhất vào khoảng TK 17 – 18 gắn với thương cảng Hội An. Các sản phẩm của làng gốm được lên thuyền đi khắp vùng xứ Quảng, Thừa Thiên, rồi lên cả tàu biển vượt đại dương đến Nhật Bản, Trung Quốc, Tây Ban Nha…
Suốt mấy trăm năm qua, nghề gốm Thanh Hà có lúc thịnh lúc suy, nhưng tình yêu và sức sáng sạo của nghệ nhân làng gốm thì không bao giờ tắt. Đến nay làng gốm Thanh Hà vẫn giữ cách thức sản xuất thủ công và gần như độc nhất, đó là tạo hình bằng tay hoặc bàn xoay đạp chân, không có khuôn, không tráng men và nung bằng lò củi truyền thống.
Làng nghề hiện có 33 hộ sản xuất với khoảng 80 lao động, trong đó có 5 nghệ nhân ưu tú và 1 thợ giỏi. Sản phẩm có hai dòng là gốm sành nâu (đồ xanh), được nung với độ lửa cao từ 800 đến hơn 1.000 độ C và dòng gốm đỏ (đồ đỏ), được nung với nhiệt độ thấp từ 300 độ C trở xuống.
Ngày nay, sản phẩm làng gốm chủ yếu phục vụ dân dụng và du lịch với các sản phẩm nhỏ gọn, tinh xảo. Ngoài ra, một số sản phẩm cũng được sản xuất để phục vụ xây dựng kiến trúc và các công trình khách sạn, nhà hàng…
Ngày mùng 10 tháng 7 âm lịch hằng năm, giỗ tổ nghề gốm Thanh Hà đã trở thành một sinh hoạt văn hóa cộng đồng đặc sắc của người dân trong làng và du khách.
Tình Lê
" alt=""/>Nghề gốm Thanh Hà trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia